LỚP THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Trung tâm Dạy Nghề Điện Công Nghiệp Bình Dương chuyên đào tạo Thiết kế tủ điện công nghiệp, áp dụng phương pháp dạy CẦM TAY CHỈ VIỆC, sẵn sàng hoàn trả 100% học phí nếu học viên không có tay nghề thực tiễn sau khi kết thúc khóa học.

lop-thiet-ke-tu-dien-cong-nghiep
Lớp THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Lớp THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP tại Trung tâm dạy nghề điện công nghiệp Bình Dương là khóa đào tạo cung cấp kiến thức tổng quát về thiết kế tủ điện công nghiệp và đào tạo tay nghề thành thạo trong việc lắp đặt, đấu nối tủ điện

MỤC TIÊU KHÓA HỌC THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Với phương châm và tiêu chí "DẠY LÀ PHẢI CHẤT LƯỢNG - HỌC LÀ PHẢI LÀM ĐƯỢC", đội ngũ giàu kinh nghiệm tại Trung tâm dạy nghề điện công nghiệp Bình Dương không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản cho học viên, mà còn luôn cập nhật và truyền đạt những kiến thức công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Để đảm bảo các học viên có tay nghề thành thạo, có khả năng thiết kế tủ điện đẹp mắt và lắp đặt, đấu nối dây điện đạt tiêu chuẩn, Trung tâm dạy nghề điện công nghiệp Bình Dương áp dụng phương pháp dạy " CẦM TAY CHỈ VIỆC" .
Ngoài ra trung tâm còn thường xuyên cung cấp những trang thiết bị giảng dạy và thực hành mới nhất, hiện đại nhất của đa dạng các hãng sản xuất như Omron, Siemens, Schneider, Mitsubishi, LC, Hanyoung, Delta, Yudian... nhằm tạo điều kiện cho các bạn học viên được tiếp xúc với nhiều loại thiết bị của nhiều hãng khác nhau.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

I     TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP. KHÁI NIỆM, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, CÁCH SỬ DỤNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP CƠ BẢN
1. Giới thiệu tổng quát về tủ điện công nghiệp và quy trình thiết kế, lắp đặt tủ:
  • Các ứng dụng của tủ điện công nghiệp
  • Giới thiệu quy trình thiết kế, lắp đặt tủ điện cơ bản
  • Phân tích các quy trình thiết kế, lắp đặt tủ điện

2. Giới thiệu khái niệm, đặc điểm, nguyên lý hoạt động, ký hiệu điện của các thiết bị thường dùng trong tủ điện:
  • Giới thiệu, hướng dẫn đọc các thông số kỹ thuật và ký hiệu điện
  • Khái niệm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị liên quan đến đóng cắt và bảo vệ như: ACB, VCB, MCCB, MCB, MC, cầu chì, bộ bảo vệ mất pha,...
  • Khái niệm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị bảo vệ trung gian và điều khiển như: relay trung gian, relay thời gian, công tắc hành trình, nút nhấn, đèn báo,...
  • Khái niệm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị đóng cắt như: relay nhiệt, contactor, khởi động từ,...
  • Khái niệm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo lường như: đồng hồ đo Volt, Ampe, Cos φ, áp suất, đo dòng,... Biến dòng, biến áp
  • Khái niệm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điều khiển chính: biến tần, PLC, servo
  • Giới thiệu các loại dây điện, dây cáp,... phù hợp
  • Giới thiệu các loại vật tư, phụ kiện: đầu cos, cầu chặn, cầu đấu, máng cáp, ghen đánh số,...

II     PHÂN TÍCH YÊU CẦU THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN. LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHÙ HỢP
  1. Giới thiệu và phân tích các tiêu chuẩn quốc tế khi thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp
  2. Giới thiệu các loại tủ điện phổ biến trong công nghiệp
  3. Đưa ra yêu cầu về tủ điện, hướng dẫn học viên cách phân tích các yêu cầu đó.
  4. Hướng dẫn học viên lựa chọn thiết bị phù hợp cho tủ.
  5. Hướng dẫn học viên  lựa chọn dây điện, cáp điện, phụ kiện phù hợp với tủ

III   THỰC HÀNH THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT, ĐẤU NỐI DÂY TRÊN MỘT TỦ ĐIỆN THỰC TẾ
1. Tủ phân phối
1.1 Khái quát về các loại Tủ phân phối
Phân tích các nguyên lý chung
Tính toán và lựa chọn thiết bị phù hợp cho tủ phân phối
1.2 Quan sát tủ trên mô hình và phân tích tủ trên bài tập cụ thể
2. Mạch đảo chiều
2.1 Tổng quan về mạch đảo chiều
2.2 Thiết kế mạch đảo chiều trên đề bài cụ thể
2.3 Lựa chọn dụng cụ và các thiết bị phù hợp để lắp mạch
2.4 Lắp mạch. Chạy thử
2.5 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ để kiểm tra
3. Tủ điều khiển PLC và biến tần
3.1 Tổng quan về tủ điều khiển PLC và biến tần
3.2 Giới thiệu tổng quát về nguyên lý hoạt động của PLC và biến tần
3.3 Phân tích sơ đồ tủ mẫu
3.4 Lập trình PLC, cài đặt biến tần theo chương trình soạn sẵn
4. Tủ điều khiển ATS - tủ tự chuyển nguồn tự động
4.1 Tổng quan về tủ ATS
4.2 Phân tích nguyên lý làm việc của loại tủ ATS
4.3 Lập trình PLC logo
4.4 Lắp đặt mạch điều khiển ATS
4.5 Lắp đặt mạch động lực ATS
4.6 Kiểm tra tủ
4.7 Vận hành và điều khiển tủ ATS

IV    SỬ DỤNG AUTOCAD ĐỂ THIẾT KẾ MẠCH
  • Hướng dẫn sử dụng phần mềm CAD để thiết kế mạch nguyên lý, đưa ra ví dụ áp dụng chuẩn vào trong thiết kế.
  • Hướng dẫn sử dụng phần mềm CAD để thiết kế sơ đồ mạch thi công đấu nối

V    LẬP DỰ TOÁN, KIỂM TRA TỦ
  • Hướng dẫn thống kê thiết bị, lập dự toán cho tủ từ bản vẽ thiết kế ở trên
  • Hướng dẫn kiểm tra sơ đồ đấu dây, kiểm tra các mạch tủ điện

VI  VIẾT THUYẾT MINH
  • Hướng dẫn cách viết thuyết minh bản thiết kế tủ.
  • Hướng dẫn cách viết hướng dẫn sử dụng tủ.

TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN KHÓA HỌC THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG 

» Chất lượng giảng dạy vượt trội
» Giáo trình được soạn thảo chi tiết và luôn cập nhật các kiến thức mới nhất
» Áp dụng phương pháp dạy "CẦM TAY CHỈ VIỆC"
» Thiết bị thực hành hiện đại, đa dạng, có mô hình tham khảo
» Sẵn sàng hoàn trả 100% học phí nếu sau khóa học học viên không có tay nghề


HỌC PHÍ:

Học phí khóa học Thiết kế tủ điện công nghiệp: 2.500.000đ

0 nhận xét: